Muốn có mai vàng thì cực kỳ đơn giản, ném một vài hạt ra vườn rồi để tự nhiên nó cũng mọc cây, rồi vài năm sau sẽ lớn lên và cho ra hoa như bình thường. Vậy là vườn nhà đã có mai vàng rồi.
Nhưng trồng để có thế, có dáng, có thể ghép, uốn là cảnh, ghép nhiều giống mai với nhau, tạo thành cây có giá trị, ra hoa đúng dịp Tết thì lại là một công việc khó nhằn, đòi hỏi người trồng tỉ mỉ, công phu.
Với cách trồng mai vàng dưới đây sẽ giúp bạn có được cây mai vàng như ý.

Hướng dẫn trồng mai vàng trên vườn ra hoa đúng dịp tết
Thời điểm trồng cây thích hợp
Thông thường trồng mai sẽ tiến hành cuối mùa khô và đầu mùa mưa. Vì thời điểm mùa khô là lúc cây rụng hết lá và dành sức cho mùa mưa mới phát triển. Còn nếu nơi nào nguồn nước chủ động được thì trồng quanh năm đều được.
Khoảng cách giữa các cây mai
Mật độ cây mai không cố định. Nếu trồng chỉ để làm cảnh thì mật độ cây sẽ khác, còn trồng để cung cấp cây giống cho các cơ sở khác thì mật độ cũng khác mà trông thành cây nghệ thuật để kinh doanh mật độc cũng khác nhau. Hay đơn giản trồng để lấy cành bán thì càng khác nữa. Tùy vào mục đích mà bạn bố trí mật độ cây thích hợp để chúng không ảnh hưởng đến nhau, cũng như khi đào hốc bán hay chuyển đi nơi khác.
Xem thêm Mua mai vàng con, giống mai vàng 9 cánh ở đâu?
Chọn giống trước khi trồng
Thời gian trước, muốn trồng mai thì chỉ có hai lựa chọn đó là mai vàng nở vào dịp Tết Nguyên Đán và loại mai tứ quý mỗi năm nở 4 lần. Vào 4 mùa. Nhưng hiện tại ngoài hai giống mai đã quá phổ biến rồi thì lại có thêm nhiều giống với đặc điểm nổi bật hơn nhờ phương pháp lai tạo.
Trước đây mai vàng mỗi bông cũng chỉ có 5 đến 10 cánh hoa nhưng với cách lai tạo với nhiều giống mai khác nhau mà hiện tại 1 bông mai vàng đã có thể có trên 10 cánh, cánh lá xếp dày và hoa nở kín cả cây.
Không chỉ có mai vàng mà hiện tại mai trắng với nét đẹp nhẹ nhàng thanh thoáng, cánh mỏng như bướm cũng rất được yêu thích. Nhưng theo quan niệm mai vàng mới đem lại may mắn nên hầu như mai trắng người ta chỉ chọn trồng để tô điểm cho vườn nhà mà thôi.
Muốn trồng mai thì có nhiều cách từ cách trồng hạt cho đến các phương pháp như ghép, chiết hay giâm cành đều được. Mặc dù trồng hạt đơn giản, tốn ít chi phí lại có tuổi đời cây dài nhưng cây con lại không có được đặc điểm nổi bật của cây mẹ. Ví dụ như hoa khác màu, hoa ít và nhỏ hơn, lá không xanh bằng,…
Còn các phương pháp như ghép, chiết hay giâm cành thì lại có thể giữ được các đặc tính tốt từ cây mẹ mà hoàn toàn có thể ghép được nhiều loại mai trên cùng 1 cây nữa.
Kỹ thuật trồng cây
Bước 1: Trộn đều đất trước khi trồng
Sau khi trộn phân vào đất thì dùng cuốc, xẻng hay dụng cụ làm vườn trộn đều phân và đất với nhau theo chiều từ trên xuống dưới từ ngoài vào trong để phân và đất đạt độ hòa quyện như ý.
Bước 2: Tạo hốc trồng cây
Căn cứ vào bầu cây mà bạn tạo hố sao cho phù hợp. Đầu tiên đào 1 lỗ sâu chừng 20 phân ở giữa mô đất cao, đường kính sao cho vừa với bầu cây con là được. Hoặc tốt hơn là nên cho to hơn bầu cây 1 chút.
Xem thêm về mô hình trồng mai vàng bị suy, khô cành phục hồi nhanh chóng
Bước 3: Trước khi trồng cây vào hố cần kiểm tra lại cây giống
Đầu tiên cần phải kiểm tra thật kỹ cây con trước khi đặt vào hố. Xem xem cây có rễ nhiều, các rễ con phát triển tốt không, các rễ thứ cấp có nhiều không. Kiểm tra xem cây có vết thương nào không, các lá già đã xanh và có hình dạng kích thước chuẩn chưa, bầu ươm cần còn nguyên vẹn, không nứt vỡ, bên trong bầu có màu đen. Cuối cùng là cây khỏe mạnh, không sâu bệnh.
Bước 4: Trồng cây
– Dùng dao hoặc kéo thật sắc cắt phần đáy bầu rời hẳn ra ngoài.
– Dứt khoát rạch một đường gọn từ đầu đến cuối bầu đất trước khi hạ cây xuống hố.
Sau đó đặt bầu cây đã được cắt rời đế vào hố, chú ý khi đặt bầu cây nên cao hơn miệng hố vài ba phân.. Lúc này mới nên tháo bọc nilon ra, như vậy cây sẽ không bị vỡ bầu mà còn tránh tổn thương rễ.
Khi đặt cây vào hố cần khéo léo sao cho cổ rễ ít nhất là bằng hoặc không thì cao hơn mặt đất tối đa 5cm, miễn sao cây không cần trồng quá nông hay quá sâu là được.
Bước 5: Phủ đất
– Khi đã đặt cây ngay ngắn tỏng hố rồi thì lấy phần phân và đất đã trộn sẵn cho vào nửa hố và dùng tay nén chặt lại. Sau đó tưới nước để cây đủ ẩm là được.
Tiếp theo mới dùng đất và phân còn lại lấp kín hố , nên che quá miệng bầu vài phân và nén chặt lại là được.
Theo kinh nghiệm của nhiều người thì khi nén đất nên để đất bên ngoài thấp hơn bên trong bầu cây 1 chút. Mục đích là để khi tưới nước sẽ không bị đọng lại trong hốc làm thối rễ cây.
+ Nhiều người hay có thói quen đổ đất đầy hố rồi mới nén chặt sau đó tưới nước. Thực tế cách làm này khiến cây khó ngấm đều nước khắp bầu hơn nữa, nén thế này cây cũng không chặt và dễ bị nghiêng ngả.
Khi cây lớn thì dùng cột để giữ cố định thân cây.
Hướng dẫn trồng mai trong chậu
Chọn chậu trồng
Tùy vào độ lớn của cây mà bạn cân nhắc chọn chậu cho phù hợp. Hiện nay có rất nhiều loại chậu với chất liệu cũng như kích thước khác nhau, ví dụ như sành, đất nung hay xi măng,.. Tùy theo sở thích và điều kiện mà bạn chọn chậu theo bản thân mình.
Nói là vậy nhưng thực tế thì iện nay khi trồng trong chậu người ta đều chọn chậu xi măng. Bởi vì chúng có giá thành rẻ, hơn nữa khả năng giữ ẩm cũng tốt nên được ưu tiên. Còn các loại chậu bằng chất liệu khác thường chỉ dùng cho mai bonsai mà thôi.
Chuẩn bị đất trồng
Từ các tính chất như trên bạn cần chú ý chọn đất sao cho thích hợp, thông thường người ta sẽ trộn 70 đến 80% đất với 20 đến 30% phân hữu cơ đã hoai mục để tăng độ dinh dưỡng cho đất. Lượng phân hữu cơ trộn vào còn phụ thuộc vào lượng đất trong chậu.
Cách trồng mai trong chậu
Đất trồng có thể trộn đất thịt cùng với các loại phân bón khác. Ví dụ như trộn xơ dừa, tro trấu và phân hữu cơ mỗi loại 1 phần hoặc cát, tro trấu, xơ dừa, phân hữu cơ đã phơi ải mỗi thứ 1 phần. Sau đó trộn cùng đất trồng..
Hầu hết các chậu trồng đều đã được đục lỗ ở bên dưới đáy, chính thì thế trước khi trồng cần tìm cách bịt chúng lại nhưng v